CÁCH BỐ TRÍ BẾP NHÀ HÀNG HIỆU QUẢ

Thiết bị bếp nhà hàng

Dù bạn chọn mô hình kinh doanh nhà hàng của bạn là gì? Mô hình nhỏ hay lớn, thì một khu nhà bếp phải được trang bị đầy đủ thiết bị để đi vào hoạt động. Vậy làm thế nào để bố trí bếp nhà hàng hiệu quả nhất?
Chúng ta có 5 thành phần thiết bị chính trong một khu bếp công nghiệp và được chia làm 6 khu chính.
  1. Khu giao nhận
  2. Khu kho
  3. Khu sơ chế
  4. Khu nấu
  5. Khu phục vụ
  6. Khu rửa

Khu rửa

Khu rửa, vệ sinh trong nhà bếp nhà hàng gồm: Chậu rửa, máy rửa chén bát, kệ sấy, kệ inox úp dụng cụ. Phần này được nhắc đến đầu tiên giúp loại bỏ thực phẩm bẩn, hư, làm sạch dụng cụ trong nhà bếp. Sử dụng bàn 3 chậu rửa dùng rửa đồ dùng, máy rửa chén giúp tốc độ rửa chén dĩa nhanh.
Khu rửa thường được đặt gần lối vào nhà bếp để hệ thống dễ dàng thải thức ăn dư thừa. Và gần khu kho lưu trữ để đầu bếp nhanh chóng làm sạch thực phẩm trước khi nấu.

khu rửa bếp nhà hàng

Khu rửa bếp nhà hàng - cafe Ciao

Khu kho

Kho chứa thường được chia thành: kho không chứa thực phẩm, kho lạnh và kho khô.
Kho không chứa thực phẩm: dùng chứa dụng cụ nhà bếp, ly, dao kéo, khăn trải bàn các dụng cụ của phần giặt. Đặc biệt các hóa chất dùng vệ sinh cất tách riêng kho lưu trữ thực phẩm.
Kho lạnh: nơi chứa thực phẩm cần được bảo quản lạnh và đông lạnh. Thiết bị lạnh bao gồm: tủ lạnh công nghiệp, tủ mát công nghiệp, tủ đông công nghiệp, tủ cấp đông nhanh, … Nếu diện tích khu bếp nhỏ sử dụng thiết bị từng tủ đông, tủ lạnh để lưu trữ. Nếu quy mô nhà hàng lớn, kho lạnh sẽ được thiết kế phòng lạnh: sử dụng kệ inox để chứa thực phẩm.
Kho khô: lưu trữ đồ hộp không qua chế biến. Sử dụng kệ inox thanh, hay kệ inox phẳng để chứa thực phẩm.
Khu vực này có thể chứa một khu vực nhận hàng để kiểm kê hàng, chất lượng sản phẩm.

Khu sơ chế

Khu sơ chế
Là khu chuẩn bị thức ăn đã rửa, cắt, thái thực phẩm. Thông thường, khu sơ chế chia thành một phần sơ chế thái thực phẩm tươi sống như thịt, cá, và một phần sơ chế cắt, tỉa, gọt rau củ, salad, …
Khu sơ chế đặt gần khu kho lưu trữ, giúp đầu bếp có thể lấy thực phẩm tươi, chuẩn bị đĩa và đưa chúng vào khu nấu ăn nhanh chóng.
Thiết bị sử dụng khu này: chậu rửa, máy thái thịt, bàn, kệ thanh …

Khu nấu ăn

Khu vực nấu ăn là phần chính của nhà bếp. Đây là nơi món ăn được hoàn thành. Thiết bị bếp bao gồm: lò nướng, bếp nấu (bếp âu, bếp á, bếp hầm), tủ nấu cơm, bếp chiên, … hệ thống hút khói, …
Giống như khu sơ chế thức ăn, khu nấu ăn có thể chia thành các phần nhỏ: chuyên nấu nướng, chuyên nướng, chuyên chiên.
Vì thức ăn được hoàn thành ở đây, khu vực nấu ăn phải đặt ở gần mặt trước của nhà bếp bên cạnh khu vực phục vụ.

Mẫu thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng

khu nấu bếp nhà hàng

Khu nấu đặt theo bếp trung tâm ở giữa
khu nấu bếp nhà hàng
Khu nấu đặt theo khu trong bếp nhà hàng

Khu phục vụ

Khu phục vụ là phần cuối cùng của một bếp công nghiệp. Nếu nhà hàng bạn có nhân viên phục vụ, đây là nơi họ sẽ lấy thức ăn đã hoàn thành phục vụ cho khách. Nếu nhà hàng bạn theo mô hình tự phục vụ, đây là nơi thức ăn được trưng bày sẵn, khách tự lấy thức ăn theo khẩu phần và sở thích của mình.
Thiết bị gồm: bàn soạn thức ăn, quầy giữ nóng cơm canh, …
Khu này đặt ngay trước nhà bếp, ngay sau khu nấu ăn, nhằm tiết kiệm thời gian và khoảng cách phục vụ khách hàng được nhanh chóng.
Với 6 khu bếp chính, chúng ta sẽ sắp xếp như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Bố trí bếp nhà hàng hiệu quả

Không có một quy tắc nào hoàn hảo cho việc bố trí bếp nhà hàng. Tùy theo mỗi mô hình kinh doanh ăn uống khác nhau, và diện tích thực tế sẽ có cách bố trí khác nhau sao cho phù hợp. Vì vậy, là một chủ nhà hàng bạn phải quyết định bố cục như thế nào giúp đầu bếp đạt được hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, vẫn có một số cách bố trí cơ bản thiết kế bếp nhà hàng. Bạn hãy vận dụng những nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng này và linh hoạt sắp xếp các khu vực sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả nhất.

Bố trí bếp trung tâm

Bố trí bếp nhà hàng theo kiểu trung tâm


Bố trí bếp nhà hàng theo kiểu trung tâm
Bố cục bếp trung tâm
Là cách bố trí bếp nằm giữa: lò nướng, bếp chiên, nướng, bếp á, bếp âu, … Được sắp xếp thành một khối đặt giữa nhà bếp. Các phần khác của nhà bếp được đặt dựa theo vách tường đúng thứ tự tạo dòng lưu thông vòng tròn. Cách bố trí này rất thoáng mở giúp lưu thông và giám sát tốt, thuận tiện việc vệ sinh lau chùi nhà bếp.
Được áp dụng diện tích bếp rộng có hình vuông, bạn có thể tùy chỉnh để phù hợp với từng diện tích khác nhau.
sơ đồ bố trí bếp trung tâm
Sơ đồ bố trí bếp trung tâm

Bố trí theo kiểu phân khu vực

Nhà bếp được thiết lập theo khối với các thiết bị chính nằm dọc theo các vách tường. Được sắp xếp theo thứ tự, tạo sự thông thoáng cho nhà bếp từ khu rửa chén, khu lưu trữ thực phẩm, khu chế biến thực phẩm, … Việc giao tiếp và giám sát hoàn toàn thông thoáng.
khu nấu bếp nhà hàngsơ đồ bố trí bếp kiểu khu vực
Sơ đồ bố trí bếp kiểu phân khu vực

Bố trí theo lối dọc

thiết kế bếp nhà hàng hiệu quả
Mô hình lắp đặt này phù hợp nhà hàng ít thực đơn, số lượng phục vụ khách lớn. Đây là lựa chọn thích hợp nhà hàng thức ăn nhanh, nhà hàng bánh sandwich hoặc nhà hàng Pizza.
Thiết bị nhà bếp được tổ chức một khu vực chuẩn bị thức ăn ở một đầu và khu phục vụ ở bên kia. Cho phép đầu bếp nhanh chóng đưa thức ăn xuống khu phục vụ. Các khu vực sơ chế và lưu trữ, khu tiếp nhận có thể được đặt phía sau dây chuyền tránh xa lối đi chung. Điều này tạo ra hiệu quả cao nhất, và giúp cho khu bếp thông thoáng với nhau tốt hơn.
Thông thường, thiết bị nhà bếp có thể được liên kết với nhau, giúp tiết kiệm được không gian nhà bếp.
sơ đồ bố trí bếp kiểu lối dọc
Sơ đồ bố trí kiểu dọc

Trên đây là những cách bố trí bếp nhà hàng theo từng diện tích khu bếp, mô hình kinh doanh nhà hàng. Chúc các bạn tìm được giải pháp toàn diện về thiết kế bếp nhà hàng cho mình nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ BÀN MÁT CÔNG NGHIỆP